Đối với những tín đồ đam mê tốc độ, Mercedes-Benz có lẽ không còn là điều gì quá xa lạ. Hãng xe lần đầu tiên được ra mắt vào năm 1926 dưới sự hợp nhất của Gottlieb Daimler và Karl Benz. Thương hiệu xe này đến từ nước Đức với thiết kế sang trọng, hiện đại và vô cùng đẹp mắt. Tuy nhiên, trên thị trường ô tô những tháng gần đây, Mercedes-Benz có vẻ im ắng. Trong khi đó, BMW thừa thắng xông lên và ngay lập tức thu hút được khách hàng của họ bởi sự độc và lạ trong lần ra mắt vừa rồi. Nhưng đừng vội hoang mang vì Mercedes sẽ trở lại ngay với hướng tiếp cận đầy những bất ngờ lớn.
Phân khúc xe hạng sang này nổi bật với nhiều mẫu mã khác nhau. Đầu tiên phải nhắc đến là C-Class. Đây là dòng xe chủ lực của hãng với sedan tầm trung, pha lẫn nét hiện đại và truyền thống. Tiếp theo là E – Class thuộc phân khúc đắt tiền, hướng đến đối tượng khách hàng trung niên đĩnh đạc. Theo sau là S-Class với thiết kế thông minh, hiện đại, dẫn đầu xu thế.
Mục lục
Tên của hãng xe Mercedes hình thành ra sao?
Tên của hãng xe được liên quan mật thiết đến một cái tên khác. Đó là Emil Jellinek – một doanh nhân người Áo rất thành đạt và đam mê thể thao.
Năm 1897, Emil Jellinek đã đặt mua chiếc xe đầu tiên của Daimler, khi vào tháng 10. Năm 1897, vận tốc tối đa của xe chỉ đạt 24km/h. Đối với ông là quá chậm chạm. Ông đã yêu cầu Daimler phải làm mọi cách để tăng tốc độ tối đa của xe. Đồng thời, đặt cùng lúc 2 chiếc mang tên “Phượng Hoàng“ theo phong cách của Daimler. Cả 2 chiếc này đã được giao cho chủ nhân của chúng vào tháng 9 năm 1898. Từ đó mà Emil Jellinek càng tiến sâu hơn vào lĩnh vực kinh doanh động cơ.
Vào năm 1899 DMG đã giao cho ông theo đơn đặt hàng 10 chiếc xe. Và vào năm 1900, tăng lên là 29 chiếc.
Bất ngờ với 3 cột trụ đậm chất “Mẹc”
Đầu tiên, ta cần khẳng định chắc chắn rằng mỗi thương hiệu cần một thiết kế đậm chất cá nhân của riêng mình để gây ấn tượng với người dùng. Đồng thời cũng xây dựng nên bản sắc và hình ảnh riêng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa hãng xe nên áp chung một bộ khuôn thiết kế lên nhiều sản phẩm của mình đến nỗi chúng khiến người dùng bối rối khi không phân biệt được xe nào là xe nào.
Cách đây vài thập kỷ và vài thế hệ xe, Mercedes-Benz có 3 cột trụ là C, E và S-Class. Với thiết kế vừa đậm chất “Mẹc” nói chung, vừa có cá tính riêng của mình. Điều này đã cho phép người tiêu dùng nhìn thoáng qua cũng phân biệt được danh tiếng của chúng.
Khi đó, C-Class tập trung vào hướng tiếp cận “nhỏ nhắn” xoay quanh kích thước của mình với phong cách nhỏ gọn, có phần đơn giản. E-Class trung cỡ thiên về hướng trang nhã, mềm mại với ca-pô cong dài. Trong khi đó, S-Class chủ lực toát lên nét bề thế, quyền lực một phần nhờ kích thước lớn.
Nhưng thực tế thì…
Tua nhanh đến 2021 với màn ra mắt C-Class mới, Mercedes-Benz đang sử dụng lối tiếp cận quá an toàn đến mức có thể khiến nhiều khách hàng cảm thấy nhàm chán. C-Class mang đậm thiết kế của A-Class sedan và cả CLA (vốn dĩ bởi 2 dòng tên này cũng rất giống nhau). Đồng thời, ở nhiều góc cạnh cũng mang lại cảm giác giống E và S-Class.
Đúng, các kỹ sư và nhà thiết kế của C-Class mới có thể chỉ ra những điểm riêng trên mẫu xe mới ra mắt. Nhưng đó là vấn đề: chúng phải được chỉ ra thay vì có thể dễ dàng được nhận biết bởi người dùng. Đây không hẳn là điểm xấu trong mắt một số người dùng C-Class (ai mà chẳng muốn chiếc C-Class của mình bị/được nhầm với S-Class đẳng cấp hơn nhiều?) nhưng lại biến đội hình sedan Mercedes thành một khối đơn điệu, thiếu cá tính riêng.
Nói một cách công bằng, cả Mercedes-Benz và BMW đều có ý tưởng đúng trong cách tiếp cận về thiết kế xe của mình. Mercedes-Benz cần sự an toàn khi đã dẫn đầu làng xe sang toàn cầu trong nhiều năm. Trong khi BMW cần sự đổi mới táo bạo để đuổi kịp đối thủ. Tuy nhiên, có thể nói cả 2 đang chệch choạc, chưa tìm được điểm cân bằng chính xác trong hướng đi của mình…
>> Xem thêm các bài viết về hãng xe Châu Âu mới nhất tại đây!
Nguồn: autopro.com