Posted on 1,826  

Trước giờ, cứ nghĩ đến thị trường xe máy, người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến các dòng xe của 2 hãng xe Honda và Yamaha. Tuy nhiên, trên thị trường, không chỉ có hai hãng xe này. Bắt đầu từ năm 2020, các ông lớn như VinFast, Pega (Việt Nam), Yadea (Trung Quốc), Mbigo (Hàn Quốc) đã tung hàng loạt các sản phẩm nhằm cạnh tranh thị phần với hai hãng xe nói trên. Đặc biệt là ở thị trường xe máy điện. Vì nhiều tính năng tiện ích, thị trường này ngày càng sôi động hơn.

Nhu cầu sử dụng xe máy điện

Nhu cầu sử dụng xe máy điện

Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng xe máy điện tại các đô thị Việt Nam ngày càng tăng cao. Số liệu khảo sát của TP Hà Nội cho thấy, xe máy điện hai bánh chủ yếu được sử dụng cho sinh viên và phụ nữ. Người dùng có cái nhìn và thái độ tích cực hơn đối với xe hai bánh chạy điện, trong đó chú trọng nhất đến vấn đề an toàn, sau đó là kích thước xe. Phong cách và tốc độ không quan trọng. Sự tiện lợi khi tiếp nhiên liệu và vận hành êm ái được đánh giá cao về kiểu dáng và tốc độ.

Thật vậy, xe máy điện trở nên quen thuộc hơn với người Việt vài năm qua nhưng chưa có sự bùng nổ về sức mua lẫn trọng tâm đầu tư của các hãng. Những sản phẩm xe máy điện hiện chủ yếu được bán nhỏ lẻ ở các cửa hàng, nguồn gốc từ Trung Quốc, với tầm giá 10-15 triệu đồng.

Với các hãng kinh doanh xe máy truyền thống, xe máy điện chưa thực sự hấp dẫn khi mà chủ yếu các hãng có thị phần nhỏ coi trọng, điển hình như SYM. Hãng xe Đài Loan hiện bán Z1 và Elite EV với giá lần lượt 13,8 triệu và 16,8 triệu đồng.

Thị trường sôi động của xe máy điện

Kymco chuẩn bị phân phối Nice EV và Many EV

Một hãng xe khác là Kymco cũng đang có những bước chuẩn bị để đưa hai mẫu Nice EV và Many EV về phân phối. Những hãng như SYM, Kymco xem đây như một hướng đi ngách để tránh đối đầu với các ông lớn như Honda, Yamaha, Piaggio ở mảng xe máy xăng.

Honda, Yamaha dùng động cơ có motor điện bổ trợ

Honda, Yamaha có các sản phẩm dùng động cơ có motor điện bổ trợ và gọi là hybrid. Chúng mang lại hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn, khởi động êm ái hơn nhưng chưa thực sự là những động cơ sạch và hướng tới xu thế xe xanh trên toàn cầu. Ở cách tiếp cận trực diện hơn với mảng xe máy điện, VinFast, Pega, Mbigo, Yadea tung ra hàng loạt sản phẩm hướng đến nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Phân khúc xe máy chạy điện trở nên sôi động hơn sau nhiều năm mới chỉ ở giai đoạn khởi động.

VinFast tung ra hai mẫu Impes và Ludo 

Thị trường sôi động của xe máy điện

VinFast, tâm điểm chú ý của thị trường ôtô lẫn xe máy khi là một thương hiệu thuần Việt, tung ra hai mẫu Impes và Ludo vào tháng 9. Mức giá lần lượt của hai sản phẩm là 22 triệu và 21 triệu đồng. Xe thiết kế thể thao và có phần ngỗ nghịch; phù hợp với đối tượng khách hàng học sinh, phụ nữ nội trợ của gia đình hay giới trẻ. Ở phân khúc với khách hàng cần sự chỉn chu và thời trang ở thiết kế hơn; VinFast có Klara S giá 40 triệu đồng.

VinFast Klara S trang bị động cơ Bosch công suất 1.200W và hai viên pin Lithium LG Chem; giúp tăng quãng đường di chuyển tới 120 km (ở tốc độ 30 km/h) sau mỗi lần sạc đầy. Đây là sản phẩm thay thế cho bản Klara với hai lựa chọn; động cơ ắc-quy chì và lithium-ion giá lần lượt 30 và 50 triệu đã ngừng sản xuất.

Gần cuối tháng 12/2019, VinFast giảm giá gần một nửa Impes và Ludo. Nguyên nhân của việc điều chỉnh này xuất phát từ sức ép của hàng loạt sản phẩm xe máy điện. Những sản phẩm này mang thương hiệu Hàn Quốc, Trung Quốc bán ra tại Việt Nam.

Mbigo ra mắt bộ ba sản phẩm Mbi X, Mbi S và Mbi V

Cuối tháng 9/2019, hãng xe máy điện Hàn Quốc Mbigo ra mắt bộ ba sản phẩm Mbi X; Mbi S và Mbi V kèm mức giá 39,8-59,5 triệu đồng. Dòng X thuần kiểu dáng xe ga hướng đến phái nữ; dòng S thể thao cá tính hơn cho khách hàng nam. Trong khi dòng V mang phong cách một chiếc scooter cỡ lớn. Nếu không kể đến động cơ điện, người tiêu dùng dễ lầm tưởng các mẫu xe này là sản phẩm xe máy chạy xăng truyền thống; bởi sự tương đồng ở thiết kế và một số trang bị cơ bản.

Gần hai tháng sau khi Mbigo bán ra các sản phẩm thiết kế như các dòng xe của Honda; Yamaha, thương hiệu Trung Quốc, Yadea cũng gia nhập cuộc chơi. Hãng xe nước láng giềng dường như chuẩn bị cho những tính toán đường dài khi xây dựng nhà máy tại Bắc Giang.

Yadea mang đến G5, Ulike và E3

Yadea mang đến thị trường ba sản phẩm: G5; Ulike và E3 với giá bán lần lượt 40 triệu, 19 triệu và 16 triệu đồng. Thiết kế các mẫu xe của Yadea đều hướng đến chất cá tính; phóng khoáng để thu hút giới trẻ. Trong đó Yadea, sản phẩm đắt nhất mang hơi hướng thiết kế châu Âu; sử dụng động điện trục bánh sau, công suất 1.200 W; mô-men xoắn cực đại 19 Nm. Xe đi kèm hai chế độ vận hành gồm Eco với tốc độ tối đa 38 km/h và Sport là 52 km/h.

Pega lấy Honda SH làm hình mẫu cho sản phẩm chạy điện eSH

Pega lấy Honda SH làm hình mẫu cho sản phẩm chạy điện eSH

Khởi đầu 2020, hãng xe máy điện thương hiệu Việt; Pega (tiền thân là HKBike) tạo nên làn sóng tranh cãi trái chiều khi lấy Honda SH làm hình mẫu cho sản phẩm chạy điện eSH. Đại diện hãng trong buổi giới thiệu sản phẩm này; thậm chí không ngại ngần nói thẳng Pega eSH là sản phẩm nhái SH; và có màn so sánh trực diện hai mẫu xe trên sân khấu. Tất cả nhằm để chứng minh người Việt có thể tạo ra sản phẩm xe máy mang kiểu dáng “đẳng cấp”; tiết kiệm đến 33 lần so với xe ga chạy xăng và giá chỉ bằng một phần ba.

Pega eSH giá 30 triệu, lắp động cơ điện với công suất 4.000W; mô-men xoắn cực đại 140 Nm, hai chế độ chạy Eco và Sport. Tốc độ tối đa eSH có thể đạt 65 km/h và di chuyển 120 km chỉ với một lần sạc. Ắc quy dung lượng 32 Ah, thời gian sạc đầy 8 tiếng. Một mẫu Honda SH 125 giá từ 71 triệu đồng, SH 150 từ 88 triệu đồng.

Thị trường xe máy chạy xăng có xu hướng ngược lại

Ngày 14/1, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) công bố doanh số bán hàng cả năm 2020 đạt tổng cộng 2.712.615 xe các loại; giảm 16,66% so với năm 2019.
Như vậy, tính bình quân mỗi tháng, 5 doanh nghiệp này tiêu thụ hơn 226.000 xe máy các loại; tương đương với mỗi ngày có trên 7.535 xe máy được bàn giao đến tay khách hàng trên khắp cả nước.

Nguyên nhân do đâu?

Theo đánh giá của giới chuyên doanh, thị trường xe máy Việt Nam giảm gần 17% trong năm 2020. Một phần do tác động từ đại dịch COVID-19 kéo dài và thị trường xe máy Việt Nam đã bước vào giai đoạn bão hòa. Vì vậy, không có sự tăng trưởng mạnh như trước; nếu không muốn nói là dễ rơi vào tình trạng giảm dần đều.

Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế ngày càng phát triển; đời sống người dân ngày càng được nâng cao; tình trạng ô nhiễm không khí và bụi mịn ở các thành phố lớn chưa được cải thiện; ô tô lại có xu hướng giảm giá.… Điều này khiến nhiều người đã chọn ô tô làm phương tiện đi lại cho mình và gia đình.

Sức mua giảm mạnh

Trong khi mảng xe máy điện trở nên sôi động với nhiều hãng xe đồng loạt tham chiến; thị trường xe máy chạy xăng phổ thông ngược lại. Honda, Yamaha, Suzuki, SYM, Piaggio thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM); cho biết tiêu thụ 3.254.964 chiếc, tương đương mức tăng trưởng giảm 3,87% so với 2018. Sức mua suy giảm của thị trường xe máy với chủ yếu các sản phẩm máy xăng chưa thể coi là dấu hiệu của một cuộc dịch chuyển mạnh về nhu cầu lên loại hình di chuyển cao hơn như ôtô.

Kết luận

Cơ sở hạ tầng, các chính sách hạn chế tiêu thụ ôtô cá nhân bằng thuế, phí khiến xe máy vẫn là phương tiện dễ tiếp cận, linh hoạt hơn cả. Trong khi đó, mảng xe máy chạy điện dù bắt đầu có những tín hiệu khởi sắc; nhưng cần thêm thời gian để những điểm hạn chế về tính cơ động; hệ thống trạm sạc được khắc phục. Bên cạnh đó, các hãng phải làm thế nào thay đổi được “tư duy mua hàng” của người Việt đã nhiều năm trở thành thói quen dành cho xe máy xăng truyền thống; biến xe chạy điện thành một “xu hướng mới”.

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *