Cơn ác mộng Covid thủ phạm của những hệ lụy về kinh tế. Thị trường chứng khoáng, dịch vụ hàng không cho đến kinh tế toàn thế giới đều phải chững lại do đại dịch này gây ra. Trong đó không thể kể đến ngày công nghiệp sản xuất ô tô. Tưởng chừng sau đợt dịch đầu tiên bùng phát, thị trường ô tô hi vọng sẽ khởi sáng và vượt dậy trở lại. Nhưng không, làn sóng Covid thứ 2 đã kiềm hãm ngành công nghiệp này thêm một khoảng thời gian dài bế tắc. Bao nhiêu chính sách và biện pháp thực thi đề ra đều đổ sông biển.
Trước tình hình trên, đã không ít nhiều hãng ô tô bị tụt giảm doanh số không phanh. Nhiều hãng ô tô nổi tiếng như Ford Everest, Hyundai đều phải đưa ra những chính sách hậu mãi cho khách hàng nhằm cứu lấy doanh số ê ẩm. Vậy trước viễn cảnh trên, liệu giải pháp giảm giá hay các dịch vụ hậu mãi cho khách hàng sau đại dịch có phải là phương án tốt nhất để cứu lấy thị trường ô tô trong nước không. Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bảng tin thị trường xe ô tô sau đây nhé!
Mục lục
Làn sóng Covid – 19 lần thứ 2 doanh nghiệp ô tô trong nước đều bị giảm doanh số bán
Năm 2020, ghi nhận sự “lao dốc” của thị trường ô tô vì tác động của dịch Covid-19. Số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy. Trong 7 tháng đầu năm, các doanh nghiệp (DN) thành viên VAMA chỉ bán được 131.248 xe. Giảm 28% so với cùng kỳ 2019. Doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 22%.
Theo chia sẻ từ đại diện các DN ô tô, làn sóng Covid – 19 lần thứ 2 khiến người lao động mất việc làm. Giảm thu nhập, nhu cầu về ô tô giảm mạnh. Tất cả các DN ô tô trong nước đều bị giảm doanh số bán. Trước đó, ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid -19 lần thứ nhất, từ cuối quý I/2020, nhiều DN đã phải giảm sản xuất và cắt giảm bớt lao động. Tuy nhiên, tồn kho vẫn cao. Theo số liệu của VAMA, hiện tồn kho ô tô tăng tới 129% so với cùng kỳ 2019. Tồn kho lớn, nên nhiều doanh nghiệp đã phải đại hạ giá, chấp nhận thua lỗ.