Thị trường xe máy ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh. Với đa dạng các loại mẫu mã xe như: Xe số xe tay ga, xe motor. Trong đó mẫu xe côn tay đang được giới trẻ ưa chuộng nhất. Nổi bật trong phân khúc xe tay côn ở Việt Nam phải kể đến 2 ông lớn là Honda và Yamaha.
Honda với mẫu Winner và Yamaha với mẫu Exciter là 2 đối thủ truyền kì trong phân khúc xe tay côn. Mỗi mẫu xe đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong hầu hết các thông số kỹ thuật, 2 chiếc xe này khá tương đương và sự khác biệt lớn nhất có lẽ đến từ động cơ. Honda sử dụng DOHC, trong khi Yamaha là SOHC. Vậy Động cơ DOHC của Honda Winner 150 có gì khác so với động cơ SOHC của Yamaha Exciter 150? 2 dạng động cơ này có gì khác biệt, và loại nào sẽ mạnh hơn? Hãy cùng tham khảo bài đánh giá dưới đây nhé!
Mục lục
Khái niệm DOHC và SOHC
SOHC (Single Overhead Camshaft) – Trục cam đơn
Loại động cơ này sử dụng một trục cam duy nhất bố trí trên đỉnh máy. Trục cam này dẫn động trực tiếp cho cả van nạp và van xả của xylanh. Được điều khiển bằng tay hoặc trực tiệp quá cò mổ. SOHC cho phép bố trí tối đa 4 van cho mỗi xylanh.
DOHC (Double Overhead Camshaft – Twin Cam) – Trục cam đôi
Loại động cơ này sử dụng 2 trục cam bố trí trên đỉnh máy. Mỗi trục cam sẽ có nhiệm dẫn động cho van xả hoặc van nạp riêng. Từ đây, các nhà sản xuất có thể tách rời van nạp và van xả và có thể sắp xếp các van ở vị trí tối ưu cho động cơ. DOHC có thể bố trí đến 4 hoặc 6 xylanh.
Ưu nhược điểm của SOHC – DOHC
Với SOHC, các van nạp và xả được dẫn động bằng một trục cam duy nhất nên quá trình nạp – xả sẽ đồng bộ. Từ đó động cơ sẽ duy trì được hoạt động ổn định ở mọi vòng tua. Ngoài ra, kết cấu đơn giản cũng giúp cho quá trình chế tạo và chi phí thấp.
Tuy nhiên, để động cơ hoạt động hoàn hảo thì sẽ cần dây truyền động luôn căng và cần bảo trì thường xuyên.
Sợi dây dẫn này thường chỉ hoạt động được trong khoảng 60.000 – 120.000 dặm (khoảng 100.000 – 200.000 km) là cần thay thế. Con số này nếu áp dụng trên xe máy thì có lẽ bạn cũng chẳng cần quan tâm, bởi còn lâu sợi dây mới hỏng.
Ở tốc độ thấp, động cơ SOHC sẽ tạo mô-men cao hơn DOHC, giúp xe bốc hơn. Nhưng DOHC lại có lợi thế ở “nước hậu”.
DOHC có thể khắc phục được các nhược điểm nói trên của SOHC, nhưng chi phí chế tạo sẽ cao hơn.
DOHC còn lợi thế hơn ở việc tuỳ chỉnh được nhiều yếu tố. Chẳng hạn như có thể đặt bugi ở chính giữa buồng đốt nhằm tăng hiệu quả cháy. Thay đổi vị trí trục cam để tối ưu hoá vận hành động cơ.
Như vậy, trên lý thuyết có thể kết luận, Exciter sẽ vọt trước Winner ở đoạn khởi động, nhưng khi lên đến tốc độ cao thì Winner sẽ có lợi thế hơn. Ngoài ra, việc Winner 150 được trang bị hộp số 6 cấp cũng sẽ khiến các cấp độ số được san đều, xe sẽ không “vọt” như đối thủ đến từ Yamaha.
Các trang bị trên xe
Trang bị ABS
Thời điểm tháng 8/2018, khi Exciter 150 mới được ra mắt. Người tiêu dùng đã cảm thấy rất hụt hẫng khi mẫu xe đình đám này không được bổ sung công nghệ ABS. Nhưng mặc dù vậy giá bán vẫn tăng mạnh. Nắm bắt được sự mong đợi của người tiêu dùng. Honda Winner X 2019 ra mắt và sở hữu ngay công nghệ an toàn này khiến cho các fan hâm mộ cảm thấy rất hài lòng.
Hệ thống ABS bao gồm bốn bộ phận chính là cảm biến, bộ điều khiển; bơm thủy lực và các van điều chỉnh lực phanh. ABS hoạt động hiệu quả khi người lái bóp phanh trước. Giúp ổn định tư thế của xe bằng cách chống khóa cứng bánh xe, đặc biệt trong điều kiện đường trơn ướt hay gồ ghề. Khi vượt qua tình huống nguy hiểm, hệ thống sẽ tái áp dụng lực phanh lớn nhất để xe dừng lại nhanh hoặc cho tới khi phát hiện mối nguy khóa bánh mới.
Hệ thống đèn
Cả 2 cùng sử dụng đèn pha LED hiện đại và tiết kiệm điện. Tuy nhiên, Honda Winner X giờ đây đã chuyển từ đầu xe xuống vị trí mặt nạ. Như trên nhiều mẫu xe phân khối lớn hay xe tay ga thể thao. Trong khi đó, Yamaha vẫn đặt đèn pha tại vị trí quen thuộc và thiết kế kiểu 3 bóng nằm ngang. Đây là chi tiết thiết kế gây nhiều tranh cãi khi xe ra mắt.
Nguồn: danviet.vn