Posted on 1,263  

Mua một cái xe chẳng phải chuyện dễ dàng gì. Nhiều người còn phải tiết kiệm, gom góp rất lâu, thậm chí là đi vay nợ để có một chiếc xe tiện cho việc đi lại. Vì đã cố gắng như vậy, thì những người có ý định mua xe cần chú ý đến một số vấn đề khi mua xe để tránh bị tăng giá. Nếu không, bạn rất dễ sẽ tặng không có nhân viên bán xe một khoản tiền đấy. Có một chiếc xe sẽ giúp chúng ta đỡ được rất nhiều vấn đề. Chủ động hơn trong công việc và đi lại. Vậy nên tốt nhất bạn nên sắm cho bản thân một con xe phù hợp nhé. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những vấn đề cần lưu ý khi mua xe máy mới kẻo mất tiền oan.

Bạn đã bao giờ tự mình đi mua xe máy chưa? Bạn có biết rằng khi bạn mua, người bán hàng sẽ luôn có những chiêu trò để dụ bạn mua thêm phụ kiện hoặc cái gói dịch vụ đi kèm. Những vấn đề này bài viết sẽ nhắc đến dưới đây. Hãy đọc và note lại nhé.

Lưu ý về giá tiền khi mua xe

Hãy mua một chiếc xe máy mới phù hợp với khả năng tài chính của mình. Dự trù chi phí đóng một vai trò quan trọng chiếc khi đi mua xe. Ngoài việc quan tâm đến vấn đề bạn thích xe gì thì cũng nên đặt câu hỏi bạn có bao nhiêu tiền. Bạn nên dự trù trước khoản tiền bạn có thể chi cho chiếc xe. Đồng thời cũng là dự kiến luôn kiểu xe số hay xe tay ga để khoanh vùng lựa chọn.

Tìm hiểu kĩ giá thành xe

Bạn muốn mua xe 40 triệu? Trên 30 triệu, trên 20 triệu, trên 100 triệu?… Đó sẽ là căn cứ quan trọng nhất khi lựa chọn xe. Nếu dưới 30 triệu, bạn sẽ tập trung vào dòng xe số thông dụng. Nếu khoảng 25 – 30 triệu trở lên, bạn có thể quan tâm đến dòng xe tay ga đang rất phổ biến trên thị trường với nhiều mẫu mã, thương hiệu.

Lưu ý vấn đề mặc cả

Trả giá và mặc cả cũng là một quan trọng mà khách hàng cần lưu ý khi có ý định mua xe máy mới. Trước hết, bạn cần tham khảo trước khi đi mua xe. Hãy hỏi những người có kinh nghiệm về xe cũ, tốt nhất là thợ sửa xe lâu năm để đưa ra một ba-rem giá làm chuẩn. Một chiếc xe máy mới có giá bán quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thực của nó đều không chấp nhận được.

Hãy mặc cả nếu có thể

Trên thực tế, mỗi cửa hàng đều có bảng giá chênh lệch chứ không nhất quán. Tuy nhiên nếu mức chênh lệch quá lớn thì bạn cũng cần phải cân nhắc. Với trường hợp giá quá cao, đương nhiên là bạn kiên quyết mặc cả. Trường hợp giá quá thấp, không loại trừ khả năng xe có nguồn gốc bất hợp pháp hoặc bị hỏng hóc một bộ phận tối quan trọng nào đó trong động cơ mà mắt thường không thể thấy được qua một hai lần thử.

Trả thêm phụ phí khi mua xe

Để sở hữu một chiếc xe máy mới, không ít người đã phải chắt bóp chi tiêu, tiết kiệm suốt cả năm trời. Thế nhưng, đến khi mua xong không những cháy túi mà còn phải vay thêm. Vì ngoài giá bán, người tiêu dùng còn phải chi trả các khoản thuế, phí, phụ tùng bổ sung khác…

Các khoản phụ phí để mua xe

Theo tìm hiểu, thông thường, ngoài giá niêm yết tại cửa hàng, chi phí bỏ ra để “rinh” một chiếc xe máy về nhà. Khách hàng bị đội lên từ 1-2 triệu đồng, thậm chí là 5-7 triệu đồng.

Chị Diệu Thuần (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa mua một chiếc xe Honda Vision. Chị cho biết, sau khi tìm hiểu, hỏi người thân quen, chị mang theo 35 triệu đồng nhưng đến nơi. Nhưng cuối cùng lại không đủ để chi trả. Chi phí phát sinh, buộc chị phải vay thêm đồng nghiệp gần 3 triệu đồng.

“Mình dự kiến mua chiếc xe tầm 33 triệu đồng. Nhưng đến lúc thanh toán vẫn phải vay thêm khoảng 5 triệu đồng để làm biển số, đóng khung xe, lót thêm chân. Số tiền dôi ra này mình hoàn toàn chưa tính tới cho nên hơi bất ngờ. Sau khi mua xe, cộng với khoản vay thì cả nhà nhẵn túi, không còn một đồng”, chị Thuần cho biết.

Các dịch vụ sau khi mua xe tại cửa hàng

Trên thực tế, không ai đi mua xe mà chỉ mang “chằn chặn” số tiền bằng với giá xe. Đương nhiên họ còn phải tính đến tiền thuế trước bạ, tiền làm biển. Song, vì đến cửa hàng bán xe có đủ các dịnh vụ tiện lợi nên sinh ra lười. Vậy nên đã quyết định chi thêm nhiều khoản khác.

Cần lắp thêm các phụ kiện tại cửa hàng

Anh Quý (Hà Đông – Hà Nội) người vừa “rinh” chiếc xe LEAD về tặng vợ cho biết: “Nói thật là HEAD của Honda giờ cũng giỏi làm dịch vụ và giỏi chào mời. Vừa quyết định lấy xe, ngồi làm thủ tục hóa đơn Vậy mà đã có người mời làm dịch vụ trọn gói đi đóng hộ thuế với làm biển. Thêm đó họ còn mời mua bảo hiểm. Ra nhận xe, mấy anh kỹ thuật, người “mời” lắp quây cho đỡ xước xe. Anh “dọa” nếu không cuốn thêm đồng vào dây dẫn thì sẽ bị chuột cắn gây cháy xe. Rồi lắp thêm khóa điện chống trộm, giấu IC cho đỡ bị móc mất, phủ nanô, dán nilon… đủ thứ trên đời”.

Theo anh Quý, nếu cứ “gật” hết với các dịch vụ, cứ “sợ” mà lắp cho đủ những thứ họ mời thì tiền chi thêm cho một chiếc xe máy mới lên tới cả chục triệu đồng như chơi.

Xem thêm các bài viết tại ASB.

Nguồn: cartimes.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *