Posted on 1,599  

Năm 2020 có lẽ là năm đặt ra nhiều thách thức nhất cho những doanh nghiệp xe máy, khi doanh số mua bán cứ giảm không phanh.

Không phải tự nhiên mà thị trường xe máy lại rơi vào tình thế khó khăn như thế; người ta đã thống kê những số liệu, những thất thoát doanh số của kinh doanh xe máy. Nguyên nhân chính là do đại dịch covid 19, đã ảnh hưởng gián tiếp đến nhu cầu sử dụng xe máy của khách hàng.  Bên cạnh đó, những phương tiện công cộng cũng ngày càng phát triển; đã tác động không tốt đến doanh số bán hàng của đại lí xe.

Trước thực trạng, sức mua sụt giảm do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 không ít các đại lý kinh doanh môtô, xe máy đang nỗ lực tung ra các chương trình ưu đãi; thông qua hình thức giảm giá, tặng quà… nhằm hy vọng thoát khỏi tình trạng ế ấm trong thời điểm hiện tại.

Tình hình hiện tại thị trường xe máy

Dù được đánh giá tới ngưỡng bão hòa nhưng thị trường xe máy Việt Nam vẫn duy trì mức trung bình hơn 2 triệu xe tiêu thụ/năm trong khoảng 5 năm qua. Có thể nói chưa kịp tìm lại đà tăng trưởng sau dịch Covid-19; đến nay các doanh nghiệp kinh doanh xe máy lại tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ giảm doanh số khi thị trường bước vào tháng 7 âm lịch; thời điểm mà nhiều người vẫn quan niệm là tháng cô hồn.

Nhận định đây là giai đoạn kinh doanh khó khăn nhất trong năm; các đại lí buôn bán xe máy đã đồng loạt hạ giá bán, tung ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng mua xe trong tháng.

Thị trường xe máy rơi vào tình thế khó khăn

Cùng với việc ra mắt xe mới, các hãng cũng áp dụng chính sách giảm giá bán để kéo sức mua. Đơn cử như Yamaha tặng 2 triệu đồng cho khách mua xe tay ga; giảm 1,5 triệu đồng khi mua xe tay côn cùng cơ hội trúng thưởng laptop… Suzuki Việt Nam tặng phí trước bạ từ 3 – 5 triệu đồng cho khách mua xe; Piaggio Việt Nam áp dụng chính sách trả trước 35 triệu đồng khi khách mua các dòng xe Liberty; Medley, Zip và tặng bảo hiểm sức khoẻ cho khách mua xe với giá trị lên đến 50 triệu đồng.

Thống kê mức tiêu thụ bình quân xe máy của các doanh nghiệp

Như vậy, tính bình quân mỗi tháng, 5 doanh nghiệp này tiêu thụ hơn 226.000 xe máy các loại; tương đương với mỗi ngày có trên 7.535 xe máy được bàn giao đến tay khách hàng trên khắp cả nước.

Hiện tại, VAMM có đơn vị 5 thành viên, gồm Honda, Piaggio, Yamaha, Suzuki, SYM. Các đơn vị này đang sản xuất và phân phối ra thị trường khoảng hơn 100 mẫu xe máy các loại; từ xe bình dân đến cao cấp và cả hạng sang, bao gồm xe số, xe tay ga, xe tay côn và xe thể thao; với giá bán từ mười mấy triệu đến hơn một tỷ đồng cho mỗi chiếc.

Trong các thương hiệu thành viên VAMM, Honda Việt Nam đang chiếm khoảng 80% thị phần xe máy tại Việt Nam; với dải sản phẩm phong phú nhất; từ sản xuất trong nước đến nhập khẩu nguyên chiếc về phân phối bao gồm các dòng xe số; xe tay ga; xe côn tay và xe phân khối lớn. Số thị phần còn lại chia cho 4 thương hiệu với thị phần giảm dần là Yamaha, Piagio, SYM và Suzuki Việt Nam.

Những doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức

Ngoài tiêu thụ ở thị trường xe máy trong nước, nhiều đơn vị thành viên của VAMM còn xuất khẩu sản phẩm xe máy nguyên chiếc sang nhiều quốc gia; và vùng lãnh thổ nhưng không được tiết lộ.

Điểm khác biệt với Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam; VAMA thường công bố doanh số bán hàng chi tiết từng dòng sản phẩm của từng đơn vị thành viên; thì VAMM chỉ công bố vỏn vẹn mỗi tổng doanh số đạt được và tăng hay giảm so với cùng kỳ. Nên không có số liệu để so sánh về mức tăng trưởng của mỗi đơn vị; các mẫu xe bán chạy, bán chậm nhất thị trường.

Nhiều xe máy được bày bán nhưng không có người mua

Mặc dù vậy, theo giới chuyên doanh; doanh số bán hàng trên vẫn chưa phản ánh hết toàn cảnh của thị trường xe máy Việt Nam; bởi còn có sự góp mặt của các thương hiệu sản xuất và phân phối như Kymco, Ducati; Kawasaki; BMW; KTM Benelli; Harley Davidson; Triumph; Royal Enfield; Motorrad; VinFast; Pega Yadea; hay mới đây là các dòng xe máy Peugeot do Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) lắp ráp.

Do những đơn vị này không phải là đơn vị thành viên VAMM nên không có số liệu báo cáo bán hàng này.

Hậu quả của những ảnh hưởng từ đại dịch covid 19

Theo đánh giá của giới chuyên doanh, thị trường xe máy Việt Nam giảm gần 17% trong năm 2020; một phần do tác động từ đại dịch COVID-19 kéo dài; và thị trường xe máy Việt Nam đã bước vào giai đoạn bão hòa nên không có sự tăng trưởng mạnh như trước; nếu không muốn nói là dễ rơi vào tình trạng giảm dần đều.

Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao; tình trạng ô nhiễm không khí và bụi mịn ở các thành phố lớn chưa được cải thiện; ô tô lại có xu hướng giảm giá… ; khiến nhiều người đã chọn ô tô làm phương tiện đi lại cho mình và gia đình.

Nhiều người đã chọn ô tô thay vì xe máy

Đây cũng là lý do dù trong đại dịch COVID-19, nhưng doanh số bán ô tô ở Việt Nam vẫn đạt gần 408.000 xe; vượt xa cả doanh số của năm 2019 với 399.890 xe các loại.

Nguồn: bnews.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *