Thị trường ô tô biến động sau dịch Covid có lẽ là chủ đề đang được quan tâm, khi nhắc đến nền kinh tế toàn cầu. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải điêu đứng trước cơn ác mộng Covid để lại. Từ ngành dịch vụ cho đến các ngành công nghiệp khác đều phải chịu thiệt hại tệ nhất từ trước đến nay. Điển hình, các nhà sản xuất xe hơi hay các đại lí ô tô. Được xem là một trong những ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề.
Sức nóng tài chính đã khiến nhiều quốc gia phải ngưng trệ hoặc đóng cửa các nhà máy sản xuất ô tô trong thời gian dài. Một trong những hãng ô tô được cho là bị ảnh hưởng lớn nhất bởi dịch Covid 19, đó chính là Nissan. Một hãng ô tô lớn đến từ Nhật Bản. Là một trong 3 đối thủ Châu Á “đáng gờm” của Mỹ, song Nissan vẫn là hãng xe chịu tổn thất nặng trong thời gian qua vì làn sóng Covid. Vậy tại sao thị trường ô tô của hãng xe này lại lao đao đến vậy, cùng tìm hiểu thông tin bên dưới nhé!
Mục lục
Tổng quan về hãng xe Nissan
Khi nhắc đến Nissan, chắc hẳn người hâm mộ cũng đã đoán được đôi chút về Nissan của nước nào. Công ty Cổ phần Ô tô Nissan là một nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản. Và là một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới. Với bề dày lịch sử hoạt động hơn 100 năm, Nissan được xem là tập đoàn lớn thứ 3 trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Nhật Bản. Nissan được xác định là một trong những đối thủ trên thị trường xe ô tô trên thế giới. Khi được so sánh với ba hãng xe lớn đến từ Mỹ như Lexus, Ford và Cadillac.
Trụ sở chính của công ty này đặt tại khu Ginza, Chūō-ku, Tokyo. Theo dự kiến, trụ sở hiện nay sẽ bị tháo dỡ vào năm 2013 và Nissan dự định sẽ chuyển trụ sở về Yokohama, Kanagawa vào năm 2010. Công trình mới đã được bắt đầu xây dựng từ năm 2007. Năm 1999, Nissan liên kết với hãng xe Renault của Pháp. Nissan là một trong ba đối thủ châu Á hàng đầu của “3 đại gia” của Mỹ.
Nissan buộc phải điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh của mình
Đầu năm nay, các cổ đông của Nissan và các đại lý tại Mỹ đã hối thúc CEO của hãng. Ông Makoto Uchida – phải sớm ra quyết sách để đẩy nhanh sự hồi phục của công ty. Cuối tháng này là thời hạn để ông Makoto đưa ra một kế hoạch phục hồi. Dự kiến sẽ bao gồm việc mạnh tay cắt giảm chi phí.
Theo nguồn tin của Reuters, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản. Có kế hoạch thu hẹp hoạt động ở châu Âu và các thị trường khác sau. Để tập trung vào 3 thị trường lớn là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Kế hoạch cải tổ sẽ được Nissan công bố vào ngày 28/5. Thể hiện định hướng chiến lược mới cho nhà sản xuất ô tô Nhật Bản. Kế hoạch này không chỉ dừng ở việc khắc phục hậu quả của chiến lược mở rộng thị trường đầy tham vọng dưới thời cựu Chủ tịch Carlos Ghosn. Chiến lược này đã dẫn đến sự sụt giảm giá xe và hạ thấp giá trị thương hiệu Nissan, đặc biệt là tại thị trường Mỹ.
Kế hoạch mới hướng đến mục tiêu giữa nhà sản xuất và đại lí
Các nguồn tin cho biết kế hoạch mới trong 3 năm sẽ hướng tới mục tiêu khôi phục quan hệ giữa nhà sản xuất và các đại lý. Cùng với việc làm mới danh mục sản phẩm để nâng giá xe trở lại, giúp công ty có lãi. Nissan cũng hướng đến việc giải phóng các nguồn lực. Để đầu tư vào phát triển sản phẩm và công nghệ cho các thị trường cốt lõi là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Kế hoạch cho thị trường Mỹ
Kế hoạch cho thị trường Mỹ bao gồm việc rút ngắn vòng đời trung bình của các dòng xe từ hơn 5 năm xuống còn 3,5 năm. Ra mắt các mẫu xe mới và phiên bản nâng cấp, trong đó có Rogue thế hệ mới. Nissan cũng sẽ hạn chế việc bán xe cho các đơn vị cho thuê và kinh doanh dịch vụ.
Mặc dù vậy, việc tập trung vào Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Không có nghĩa là Nissan sẽ hoàn toàn rút lui khỏi các thị trường khác. Ví dụ như tại châu Âu, Nissan sẽ cố gắng duy trì sự hiện diện bằng cách tăng cường nỗ lực vào các mẫu crossover Qashqai và Juke.
Kế hoạch tăng doanh số tại Châu Á
Tại châu Á, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản có kế hoạch tăng doanh số ở Thái Lan và Philippines. Cùng với Australia, hai thị trường này đóng góp khoảng 90% doanh số và lợi nhuận trong khu vực (không bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ).
Đánh vào từng dòng xe riêng biệt cho các thị trường khác
Đối với các thị trường khác, chiến lược mới đối phó với tình hình dịch covid sẽ định hướng từng dòng xe riêng biệt cho từng nước sau làn sóng dịch covid. Cụ thể, như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nam Phi, Nga, Brazil và Mexico. Ví dụ, Nissan sẽ tập trung phát triển mẫu SUV Patrol ở Châu Phi và Trung Đông.
Do những thay đổi mang tính chiến lược này, Nissan có thể sẽ phải dừng. Không chỉ 14 dây chuyền lắp ráp như thông báo hồi tháng 7 năm ngoái. Việc này sẽ làm giảm năng lực sản xuất toàn cầu của Nissan. Từ hơn 7 triệu xe với 3 ca sản xuất/ngày xuống còn 5,5 triệu chiếc. Với 2 ca sản xuất/ngày tại mỗi nhà máy. Kế hoạch tái cơ cấu cũng hướng đến việc hạn chế sự chồng chéo và tăng cường hợp tác với các đồng minh là Renault và Mitsubishi.
Nguồn: Dantri.com.vn